DIỄN ĐÀN CLB TÌNH NGUYỆN XANH - VR4U


Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN CLB TÌNH NGUYỆN XANH - VR4U
DIỄN ĐÀN CLB TÌNH NGUYỆN XANH - VR4U
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Sự lười biếng xã hội: khi nhóm không tốt cho năng suất lao động

Go down

 Sự lười biếng xã hội: khi nhóm không tốt cho năng suất lao động  Empty Sự lười biếng xã hội: khi nhóm không tốt cho năng suất lao động

Bài gửi by Rubi Fri 7 Dec - 9:04

Tham khảo
Social Loafing: When Groups Are Bad for Productivity

Làm việc theo nhóm có thể không hiệu quả vì nhóm mang lại sự ngụy trang thần kỳ. Dưới vỏ bọc làm việc theo nhóm, mọi người sẽ lười biếng, và nếu họ chăm chỉ, ai sẽ biết điều đó?

Đó là điều các nhà tâm lý gọi là sự lười biếng xã hội (social loafing) và nó được mô tả bởi giáo sư kỹ thuật nông nghiệp người Pháp, Max Ringelmann vào những năm 1890.

Ringelmann thường được biết đến là 1 trong những nhà sáng lập tâm lý học xã hội. Ông đã phát hiện thấy trong nhóm càng có nhiều người thì họ càng ít làm việc.

Để ý thấy mọi người chỉ làm khoảng 1/2 công việc khi trong nhóm có 8 người so với khi họ làm một mình.

Lười biếng và bạn biết nó? Không buồn vỗ tay.

Kể từ nghiên cứu ban đầu của Ringelmann, những nghiên cứu khác cũng có kết quả tương tự dù sử dụng những kiểu nhiệm vụ khác nhau. Nghiên cứu thú vị nhất là của giáo sư Bibb Latané và các cộng sự đã yêu cầu mọi người cổ vũ, reo hò và vỗ tay càng to càng tốt (Latané et al., 1979). Khi mọi người ở trong những nhóm 6 người họ chỉ hò hét bằng 1/3 khả năng của họ. 

Hiệu ứng đó được phát hiện trong những nền văn hoá khác nhau bao gồm Ấn Độ, Đài Loan, Pháp, Ba Lan và Mỹ, nó được phát hiện trong những nhiệm vụ khác nhau như bơi lội, đánh giá những bài thơ, di chuyển trong mê cung và trong nhà hàng. Tuy nhiên, sự lười biếng xã hội ít thấy hơn trong những nền văn hoá theo chủ nghĩa tập thể như ở nhiều nước châu Á, quả thực đôi khi nó được đảo ngược.

Lưu ý rằng sự lười biếng xã hội gây nguy hại nhất cho năng suất nhóm khi những nỗ lực của mỗi thành viên nhóm bị cộng lại. Tuy nhiên không phải tất cả các công việc đều phù hợp với phân loại này. Ví dụ, những buổi họp nhóm giải quyết vấn đề dựa trên những đóng góp của những thành viên giỏi nhất trong nhóm (lười xã hội) sẽ không nhất thiết làm giảm năng suất của nhóm này. 

Những nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Đây là 1 số cách giải thích cho hiệu ứng lười biếng xã hội:

Mọi người kỳ vọng người khác lười biếng. Cho dù ý thức hay vô thức, con người nói với bản thân họ: mọi người sẽ lười biếng 1 chút do đó tôi cũng sẽ lười 1 chút vì thật không công bằng nếu tôi làm việc nhiều hơn những người khác.

Tình trạng giấu tên. Khi nhóm càng lớn thì các cá nhân càng trở nên vô danh. Hãy tưởng tượng bạn đang tự mình làm 1 việc gì đó: nếu công việc trôi chảy bạn có tất cả vinh quang, nhưng nếu nó trục trặc bạn sẽ bị đổ lỗi hoàn toàn. Trong 1 nhóm thì sự đổ lỗi và vinh quang được trải đều, do đó sẽ có ít củ cà rốt và cây gậy hơn.

Không có những tiêu chuẩn. Thường thì các nhóm không đặt ra những tiêu chuẩn, do đó không có lý tưởng rõ ràng để hướng đến. 

Những giải thích trên đưa ra câu hỏi con người sẽ hành xử như thế nào nếu họ không kỳ vọng người khác là lười biếng, họ không vô danh và nhóm có những tiêu chuẩn rõ ràng - quả thật, những nghiên cứu thực nghiệm thường bị chỉ trích là mang lại cho con người những nhiệm vụ  buồn chán hoặc vô nghĩa và đặt họ vào trong những nhóm ngẫu nhiên.

Sau đây là 1 số yếu tố quan trọng làm giảm sự lười biếng xã hội:

Nhiệm vụ quan trọng. Các nghiên cứu phát hiện thấy khi con người nghĩ rằng nhiệm vụ là quan trọng thì họ sẽ ít lười biếng hơn. Zacarro (1984) phát hiện thấy những nhóm xây dựng 'những lều mặt trăng' (tôi không biết cái này nghĩa là gì) đã làm việc chăm chỉ hơn nếu họ nghĩ về tầm quan trọng của nhiệm vụ là cao, nghĩ rằng họ đang cạnh tranh với nhóm khác và được khuyến khích nghĩ rằng nhiệm vụ là thú vị. 
 
Nhóm quan trọng. Khi nhóm quan trọng đối với các thành viên thì họ làm việc chăm chỉ hơn (Worchel et al. (1998).

Giảm "hiệu ứng người bị lừa"(sucker effect). Hiệu ứng người bị lừa là cảm giác bạn bị lừa khi bạn nghĩ rằng người khác trong nhóm đang lười biếng. Làm giảm hoặc loại bỏ cảm nhận này là 1 chìa khoá khác để làm việc nhóm có năng suất.

Nhiều cách khác cũng được đề xuất, bao gồm: sự đóng góp của mỗi thành viên có thể dễ dàng được ghi nhận như thế nào, đóng góp của mỗi cá nhân có tính độc nhất như thế nào và có thể nhận ra  từng cá nhân như thế nào. Và con người có thể làm việc chăm hơn khi bạn cắt đứt xu hướng tự nhiên là ẩn nấp trong nhóm của họ. 



Nguồn: spring.org.uk

Rubi

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 07/12/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết